Năm 2017 Đức thánh cha Phanxico đã đưa ra suy nghĩ khác về lời cầu trong kinh Lạy Cha. Ngài không cho rằng “xin đừng dẫn chúng con sa vào chước cám dỗ“ là lời cầu nguyện tốt.
Trước đó bản dịch kinh Lạy Cha bằng tiếng Pháp xóa bỏ câu “ne nous soumets pas la tentation - đừng để chúng con bị cám dỗ đè bẹp quật ngã “, nhưng thay bằng lời cầu xin “ne nous laisse pas entrer dans la tentation - xin đừng để chúng con sa vào cạm bẫy của cám dỗ“
Theo ý tưởng đó Đức giáo hoàng Phanxico cho rằng như thế tốt hơn: Tôi bị vấp té ngã, nhưng không phải người để tôi sa vào cám dỗ. Một người cha không làm như thế. Trái lại người cha liền ra tay cứu giúp cho đứng chỗi dậy. Người cám dỗ chúng ta là ma quỷ.
Hình ảnh Chúa Giesu Kitô bị cám dỗ như thế nào?
Phúc âm viết thuật lại: Chúa Giêsu phải đi vào sa mạc, nơi hoang địa sống trải nghiệm cho có kinh nghiệm tâm linh chịu để bị ma quỷ cám dỗ! (Mc 1,12-.15).
Ma quỷ cám dỗ Chúa Giesu, theo thánh sử Marco, là kẻ đóng vai trò đối ngược chống lại Thiên Chúa. Chúa Giesu vào trong sa mạc hoang vu sống cô đơn một mình giữa khung cảnh sức mạnh của satan cám dỗ, của sự dữ bao vây. Và Ngài phải chống chọi để vượt qua. Đây là điều thánh sử Marco không muốn làm ngơ không viết thuật lại. Vì điều này thuộc về bản tính đời sống con người của Chúa Giesu.
Điều này mang lại kinh nghiệm bản thân cho Chúa Giesu, mà sau này Ngài dạy các Tông đồ cầu nguyện: xin đừng để chúng con sa vào con đường sự cám dỗ. Như kinh thánh viết về Ngài:” Vì bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách.” (Thư Do Thái 2,18).
Ngày xưa Kinh thánh cũng nói đến “cám dỗ thử thách”. Trường hợp điển hình tổ phụ Abraham bị thử thách “mang con Isaak giết làm hiến lễ như Thiên Chúa đòi hỏi“ (St 22,1).
Abraham đã làm như ý Thiên Chúa. Nhưng thật may mắn phước đức, mạng sống của Isaak không bị sát hại. Vào giây phút chót chính Thiên Chúa sai Thiên Thần đến cứu giúp can ngăn không để Abraham cầm dao đâm giết chết Isaak.
Sự cám dỗ này được hiểu là sự thử thách về đức tin vào Thiên Chúa của Abraham. Trong trường bi thảm này Tổ phụ Abraham được trình bày là người sống gương mẫu có lòng tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, cho dù ông không hiểu được ý định chương trình của Ngài. Vì nào ai có thể hiểu được, dù là sứ mạng thần thiêng thánh đức, phải giết sát hại chính con của mình làm của lễ dâng hiến cho thần thánh?
Một hình ảnh gương mẫu khác về sự thử thách đức tin trong kinh thánh thuật lại là trường hợp đời sống của Ông Giop. Thiên Chúa để cho những bất hạnh đau khổ tệ nạn không thể tưởng tượng được xảy ra cho gia đình đời của ông.
Satan hiện hình là người vợ của ông, người bạn của ông trình bày xúi đòi hỏi ông phải chối bỏ đức tin vào Thiên Chúa trong lúc đau khổ sầu thảm. Nhưng Ông nhất quyết không làm chiều theo cám dỗ của Satan ma quỷ xúi bày ra.
Giop một mực giữ vững lòng tin tưởng trông cậy vào Thiên Chúa. Lòng xác tín trung thành của ông thể hiện qua câu tuyên tín thời danh làm phương châm đạo đức khôn ngoan cho con người trên trần gian qua mọi thế hệ thời đại xưa nay: “Thân trần truồng sinh ra từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. ĐỨC CHÚA đã ban cho, ĐỨC CHÚA lại lấy đi: xin chúc tụng danh ĐỨC CHÚA!”
Trong tất cả những chuyện ấy, ông Gióp không hề phạm tội cũng không buông lời trách móc phạm đến Thiên Chúa.” (Sách ong Giop 1,1-22).
Vậy ai là người cám dỗ chúng ta? Satan ma quỷ hay Thiên Chúa?
Đức giáo hoàng Phanxico đã xác định: Satan ma quỷ là thủ phạm của cám dỗ, còn Thiên Chúa là người cứu giúp chữa lành “Thiên Chúa là người cha nhân lành, như thư của Thánh Tông đồ Giacobe : Khi bị cám dỗ, đừng ai nói: “Tôi bị Thiên Chúa cám dỗ”, vì Thiên Chúa không thể bị cám dỗ làm điều xấu, và chính Người cũng không cám dỗ ai.” (Thư Giacobe 1,13)
Thực tế đời sống con người xưa nay luôn sống trong vòng bị thử thách chịu đau khổ, như trường hợp của Tổ phụ Abraham, của Ông Giop trong kinh thánh thuật lại. Và luôn còn không biết bao nhiêu trường hợp xưa nay rất nhiều người đã đang và sẽ gặp phải những vướng mắc thử thách cám dỗ với những mức độ cay đắng cực kỳ đau khổ khốc liệt khác nhau dưới những hình thức thay đổi khác nhau…
Dĩ nhiên trong hoàn cảnh đau khổ bị thử thách con người sinh ra hoang mang chao đảo, có khi muốn rời xa bỏ đức tin vào Thiên Chúa nguồn sự sống, nguồn ơn cứu giúp.
Nhưng hình ảnh Thiên Chúa của đức tin Kito giáo nói cho biết, con người chúng ta qua đau khổ thử thách sẽ đạt được vinh quang sự phục sinh sống lại với Thiên Chúa.
Mỗi khi đọc lời cầu nguyện của kinh Lạy Cha: xin chớ để chúng con sa vào cạm bẫy chước cám dỗ là muốn thân thưa cùng Chúa: Xin Chúa gìn giữ con trước những cám dỗ thử thách. Xin cứu giúp con, lúc con gặp thử thách. Xin đừng để sự thử thách vượt quá sức chịu đựng của con. Nếu không, con có thể rơi vào hồ nghi lầm lạc rồi bỏ xa lìa đức tin vào Chúa.
Và trong dân gian có kinh nghiệm khôn ngoan như kim chỉ nam cho đời sống: Lửa thử vàng, gian nan thử đức!
Lời cầu xin nơi kinh Lạy Cha đọc hằng ngày, và kinh nghiệm khôn ngoan của dân gian như kim chỉ nam khích lệ giúp tinh thần thêm sức mạnh can đảm trên con đường đời sống làm người về mặt thể lý, cũng như tinh thần tâm linh cho hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Foto: Adam und Eva werden aus dem Paradies vertrieben. Fresko von Michelangelo in der Sixtinischen Kapelle, Anfang des 16. Jahrhunderts (Wikipedia)