Trong nếp sống đức tin Công giáo có tập tục đi hành hương- tiếng latinh: Peregrinatio religiosa. Tập tục nếp sống đạo đức này có gốc rễ từ thời xa xưa trong các tôn giáo dân gian.

Người theo đạo Do Thái, như Kinh Thánh thuật lại, hằng năm phải đi hành hương kính thờ Thiên Chúa Giavê lên đền thờ Giêrusalem. Từ thời xa xưa thượng cổ người tín hữu Do Thái giáo đã có tập tục hành hương vào những ngày lễ nhất định Passach, Schawuot và Sukkot theo luật định.

Thánh vịnh 122 diễn tả sâu xa tâm tình vui mừng phấn khởi cuộc hành hương về đền thờ Jerusalem:

„Tôi mừng vui, khi người ta rủ tôi nào ta trẩy lên đền thánh Chúa, Jerusalem“ (Tv 122, 1)

Tập tục đi hành hương kính viếng thánh địa trong đạo Công giáo ngay từ lúc đầu thời Trung cổ mang mầu sắc đền tội thống hối nhiều hơn.

Hành hương kính viếng thánh địa Jerusalem bên Do Thái, những nơi ngày xưa Chúa Giêsu đã sinh sống, đã đi qua đã chịu chết, đã sống lại là ước vọng của người tín hữu Chúa Kitô. Vì thế xưa nay, khi có điều kiện người tín hữu Công giáo hằng mong muốn đi hành hương đến nơi đó.

Đến hành hương đất thánh Jerusalem không phải để tham quan, nhưng là một cuộc học hỏi Kinh thánh sống động hâm nóng đức tin vào Chúa Giêsu. Vì được đặt chân sống tận nơi ngày xưa Chúa Giêsu đã đứng, đã ngồi, đã nói chuyện rao giảng, đã đi qua, đã làm phép lạ. Cao điểm là những điạ danh quê hương Chúa Giesu sinh sống Nazareth, biển hồ Galilleo, dòng sông Jordan, nơi chúa nhận phép rửa của Thánh Gioan, Bethlehem nơi Chúa sinh ra, Jerusalem, nơi Chúa gỉang đạo và sau cùng chịu khổ hình chết trên thập giá và sống lại hiển vinh, như trong phúc âm Chúa Jesu viết thuật lại.

Từ thế kỷ 15. địa danh hành hương lan rộng sang Vatican bên Roma viếng mộ hai Thánh tông đồ Phero và Phaolo, Santiago de Compostelle bên Tây ban Nha, và nhiều Giáo phận trên thế giới còn xây dựng tổ chức những địa điểm hành hương lớn nhỏ khác như hành hương viếng nhưng nơi có di tích thánh thiêng, tôn kính xương các vị Thánh, đền thánh tôn kính các vị Thánh...

Ngày nay những điạ danh hành hương nổi tiếng trên thế giới thu hút hành trăm ngàn, hàng triệu người đến hành hương như Đức mẹ Lourdes, Fatima, Banneux, Đức mẹ Ban ơn lành bên Paris…

Dần dần trong dòng thời gian, hành hương đến kính viếng những nơi thánh trở thành lễ tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa, một cung cách truyền giáo được nhấn mạnh nhiều hơn. Đây là cơ hội hâm nóng làm sống động đời sống đức tin vào Thiên Chúa.

Ngày nay, những trung tâm hành hương là điểm hội tụ người giáo hữu Chúa Kitô đến hành hương cùng với mục đích trên, và cũng cùng để xin ân đức phù giúp chữa lành những vết thương phần hồn cũng như phần xác qua lời bầu cử của Đức Mẹ Maria và các Thánh.

Đức Thánh Cha Phanxico đã khuyến khích cổ võ việc đạo đức hành hương: ”hành hương là một lòng đạo đức bình dân, là một hình thức chân thực loan báo Tin Mừng, luôn luôn cần được cổ võ và đề cao giá trị. Tại các đền thánh, tín hữu sống một linh đạo sâu xa, một lòng đạo đức từ bao thế kỷ đã nhào nặn đức tin với những lòng sùng mộ đơn sơ nhưng rất có ý nghĩa”.

Ngoài ra đi hành hương cũng còn là cơ hội nhìn ngắm khám phá ra vẻ đẹp thiên nhiên cùng những nếp sống văn hóa muôn mầu của các dân tộc khác. Vẻ đẹp ẩn dấu nơi công trình thiên nhiên do Thiên Chúa tạo dựng nên cùng gìn giữ bảo trì cho sống động là khu vườn cho sự sống con người (St 2,8-17).

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Bác ái là một thói quen, không tập không thực hành được. Bác ái bằng mắt, bàng tai, bằng miệng…Nhưng nếu con tim không rộng mở thì mắt sẽ mù, tai sẽ điếc, tay sẽ què, miệng sẽ câm.

JSN Boot template designed by JoomlaShine.com

Today 56

Yesterday 493

Week 1584

Month 2121

All 459420

Currently are 28 guests and no members online

Kubik-Rubik Joomla! Extensions