Cổng hay cửa nơi thành tường vách, đền đài, công sở, nơi nhà ở là biên giới ngăn giữa bên ngoài và bên trong. Khi cánh cổng, cánh cửa đóng khép lại sự thông tương giữa hai bên trong ngoài bị ngăn chặn lại. Nhưng khi cánh cửa mở ra, sự thông thương đi lại ra vào trong ngoài được khai thông.

Còn trong đạo giáo niềm tin tinh thần có hình ảnh cánh cửa tạo ra biên giới ngăn cách giữa người theo một đức tin và người không cùng một đức tin với nhau không?

Điều này có thể tìm hiểu suy nghĩ theo mỗi người. Nhưng xem ra không có hình ảnh cánh cổng, cánh cửa biên giới vật chất gỗ thép, hay kính..hữu hình như nơi tường vách đền đài, nhà cửa. Có chăng là cung cách thái độ sống chung với nhau thôi.

Ngày xưa khi đi rao giảng nước Thiên Chúa cho con người trần gian, Chúa Giêsu Kitô cũng đã gặp vấn đề này.

Như phúc âm thuật lại (Mt 15,21-28) một người phụ nữ không thuộc dân tộc Do Thái trong lúc hoang mang lo âu, vì con gái bà bị bệnh qủy ám, theo bây giờ gọi là bị bệnh tâm thần kinh phong, đã đến gặp Chúa Giêsu kêu xin giúp đỡ chữa lành cho con mình.

Theo truyền thống thời lúc đó Chúa Giêsu hiểu là sứ vụ của Ngài chỉ cho người dân cộng đồng Do Thái thôi. Như thế Ngài không được chữa lành cho người không thuộc dân tộc Do Thái.

Điều này qủa là qúa ngạc nhiên xa lạ. Và có thể nói là cánh cửa biên giới tinh thần đạo gíao không mở ra cho người bên ngoài đi vào bên trong!

Nhưng người mẹ đó không nhường bước. Bà ta đến trước Chúa Giêsu qùi gối xuống nài nỉ: Lạy Thầy, chúng tôi cũng là con người, sao Ngài lại nỡ lòng nào như thế. Xin mở tấm lòng cứu giúp chúng tôi!

Chúa Giêsu dùng hình ảnh qủa là bình dân cụ thể nhưng không mấy văn hóa tốt đẹp đáp lạị: "Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con."

Bà ta dùng lại ngay hình ảnh đó đối đáp lại: "Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống."

Có thể nói qúa ngạc nhiên cảm phục bà ta, Đức Giê-su đáp: "Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy. "Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.”

Chúa Giêsu đã phá lệ tháo bỏ rào cản mở cánh cửa tâm hồn tinh thần cho gia đình bà được vào cùng hưởng ơn chữa lành trong nước Thiên Chúa. Nước của tình yêu Thiên Chúa, nước của ơn chữa lành cho mọi người.

Trong chuyến máy bay trở về Roma sau Đại hội thế giới giới trẻ vừa qua, 1.- 6. Tháng Tám 2023 ở Lissabon, một nữ ký giả người Đức hỏi: “Đức Thánh Cha vẫn nhấn mạnh trong Giáo hội có chỗ cho tất cả mọi người, không trừ ai. Giáo hội mở rộng cho tất cả nhưng đồng thời, không phải tất cả đều có cùng các quyền, có cơ may như nhau, thí dụ các phụ nữ, những người đồng tính luyến ái không thể chịu tất cả các bí tích... Phải chăng có sự không nhất thống giữa “Giáo hội cởi mở”, và “Giáo hội không như nhau cho tất cả mọi người?”

Đức Thánh Cha giải thích rằng đó là hai quan điểm, hai khía cạnh khác nhau: Giáo hội cởi mở với tất cả mọi người, nhưng có những luật lệ điều hành cuộc sống bên trong Giáo hội. Người ở bên trong thì theo luật pháp...

Điều mà bạn nói “Không thể làm các bí tích”, điều này không có nghĩa là Giáo hội khép kín. Mỗi người gặp gỡ Thiên Chúa qua con đường của họ bên trong Giáo hội. Giáo hội là mẹ và là người hướng dẫn mỗi người theo con đường của mình.

Vì thế, tôi không thích nói: Tất cả mọi người đến, nhưng anh làm điều này, người khác làm điều khác. Tất cả. Mỗi người trong kinh nguyện, trong đối thoại nội tâm, trong đối thoại mục vụ, tìm cách thức để tiến bước. Do đó đặt một câu hỏi: tại sao những người đồng tính luyến ái thì không? Tất cả, và Chúa thật là rõ ràng: người bệnh, người lành mạnh, người già và người trẻ, người xấu và người đẹp, người tốt và người xấu!” (Bản tin Việtcatholic ngày 11.08.2023).

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Mầu sắc thiên nhiên là tà áo lộng lẫy thường ngày của Thượng Ðế
_____ _____

JSN Boot template designed by JoomlaShine.com

Today 262

Yesterday 585

Week 2101

Month 12312

All 469611

Currently are 7 guests and no members online

Kubik-Rubik Joomla! Extensions