Hằng năm vào ngày 02. tháng Hai dương lịch, Giáo hội Công giáo mừng lễ Đức mẹ Maria dâng con, Chúa Giêsu trong đền thờ Jerusalem.
Đâu là hình ảnh ngày lễ này trong nếp sống đức tin?
Theo luật lệ Mose trong Kinh Thánh, người mẹ sau khi sinh con trai, được 40 ngày (Sách Levi 12,2-4) phải cử hành nghi lễ trong đền thờ: thanh tẩy chính mình, đem dâng con trẻ cho Thiên Chúa, bằng dâng lễ vật hoặc con chiên non, hoặc chim bồ câu.
Maria 40 ngày, sau khi hạ sinh hài nhi Giêsu, cũng đã tuân giữ luật truyền này. Cha mẹ hài nhi Giêsu, Giuse và Maria, đã đi từ Bethlehem, nơi hài sinh Giêsu sinh ra, đến đền thờ Jerusalem, vì từ Bethlehem gần đền thờ Jerusalem, cách khoảng hơn kém 08 cây số, thi hành phận vụ thánh đức này, như trong phúc âm Thánh sử Luca viết thuật lại (Lc 2,22-40)
Lễ mừng Đức mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, sau khi Chúa Giêsu Kitô trở về trời, đã được Giáo hội bên Đông phương cũng như bên Tây phương mừng kính ở Jerusalem từ thế kỷ thứ 5.
Lễ mừng kính này trong Giáo hội Công giáo Roma khoảng từ năm 650 trở thành lễ mừng trọng thể. Và từ thế kỷ 11. nghi thức tập tục đạo đức làm phép nến và rước kiệu nến được cùng mừng thêm vào trong ngày lễ này. Vì thế lễ mừng kính này còn có tên Lễ Nến, lễ ánh sáng.
Tập tục nghi thức làm phép và rước Nến có thể Giáo hội đã thu nhận, rửa tội, cho nghi thức tôn giáo Rước kiệu thanh tẩy của dân ngoại thành Roma, như trước đó thường diễn ra vào đầu tháng Hai. Như thế tập tục này có nguồn gốc căn rễ lễ nghi của dân ngoại trước đó trong xã hội bên thành Roma.
Đức cố thánh cha Benedictô 16. đã có suy tư về biến cố ngày lễ cha mẹ hài nhi Giêsu đem con mình lên đền thờ Jerusalem xin ơn xá tội thanh tẩy, và dâng trẻ Giesu cho Thiên Chúa chu toàn như luật lệ Mose.
“Lễ nghi phụng vụ như Thánh sử Luca viết diễn tả nhấn mạnh đến khía cạnh Cuộc gặp gỡ: gặp gỡ giữa hài nhi Giêsu và ông già Simeon. Vì thế lễ này trong văn hóa khung cảnh Hy Lạp có tên gọi “ Hypapanti” – Sự gặp gỡ. Trong cuộc gặp gỡ này giữa người trẻ, hài nhi Giêsu, và người gìa, Ông Simeon, Giáo hội nhìn ra như sự gặp gỡ hội ngộ giữa thế giới dân ngoại qua đi vào qúa khứ và sự khởi đầu mới nơi Chúa Giêsu Kitô, giữa thời điểm cựu ước đang dần đi vào qúa vãng và thời điểm mới của Giáo hội các dân tộc đang thành hình diễn ra.
Điều này tiên báo nói trước ra rằng, nó còn nhiều hơn như một vòng luân chuyển không cùng tận của sự chết và sự thành hình phát triển,
nó còn nói lên nhiều hơn sự an ủi rằng, sự qua đi lui vào dĩ vãng của một thế hệ luôn luôn nảy sinh tiếp theo một thế hệ mới với những ý tưởng suy nghĩ mới và những niềm hy vọng mới.
Sự gặp gỡ không chỉ mang lại niềm hy vọng cho Ông già Simeon, nhưng cho tất cả mọi người. Vì niềm hy vọng vươn vượt qua ngang sang bên kia sự chết.” (Joseph Kardinal Ratzinger, Beruehrt vom Unsichtbaren, Herder 1917, tr. 45/ Maria Lichtmess- Begegnung von Chaos und Licht)
Hằng năm vào ngày lễ Mẹ Maria dâng hài nhi Giêsu trong đền thờ ngày 02.tháng Hai, hay còn có tên là Lễ Nến, lễ ánh sáng kết thúc mùa giáng sinh, hang đá Chúa giáng sinh được rỡ cất bỏ.
Cho tới 1969 lễ Nến đức mẹ Maria còn có tên nữa là lễ Thanh tẩy Đức mẹ Maria. Và cũng từ năm 1969 theo phụng vụ cải tổ ngày lễ này còn có tên lễ Dâng Chúa Giêsu vào đền thờ.
Từ 1997 vào ngày lễ ngày 2. Tháng Hai, trong Giáo hội Công giáo còn có tập tục, do đức Thánh cha Gioan Phaolô 2. thành lập, là Ngày thánh hiến đời sống của các vị chọn nếp sống tu trì tận hiến dâng mình cho Thiên Chúa. Mục đích nói lên lòng biết ơn và cầu nguyện cho họ trong niềm vui mừng hy vọng đã chọn nếp sống hy sinh từ bỏ tận hiến đời sống mình vì nước trời cho Thiên Chúa và cho con người.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long