Xưa nay trong nếp sống Hội Thánh có nghi thức sai đi vào những dịp sau lễ buổi đại hội, sau khóa học hỏi về phụng vụ về mục vụ…
Các Thỉnh nguyện viện được cử sai đi làm công việc bác ái, công việc truyền giáo dậy giáo lý, cùng đồng hành với con người nơi môi trường sinh sống giữa dòng đời sống xã hội.
Một nhiệm vụ sống gần gũi đời sống với con người và chan chứa lòng đạo đức tinh thần.
Ngày xưa Chúa Giêsu Kitô cũng sai các môn đệ ra đi như thế “Ngài chọn thêm bảy mươi hai người nữa, và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới.” .
Hình ảnh này diễn tả điều gì về đời sống đạo giáo đức tin?
Các đây 400 năm các Vị Thừa Sai từ các nước bên Âu Châu đưa tin mừng Chúa Giêsu Kitô sang các nước bên Á Châu, trong đó có đất nước Việt Nam. Hội Thánh Chúa được thành lập phát triển nơi các xã hội đất nước đó, và bên các nước ở Phi Châu, Nam Mỹ và Đại dưng Châu cũng theo con đường truyền giáo tương tự như vây.
Các vị Thừa Sai được Hội Thánh Chúa cử sai đi đến những nơi đó làm công việc loan truyền đức tin tinh thần đạo giáo vào Thiên Chúa cho con người.
Trong dòng lịch sử thời gian, việc sai đi làm công việc truyền giáo đã có nhiều thay đổi. Việc truyền giáo càng ngày càng được nhấn mạnh tập trung vào nền văn hóa tập tục, vào tinh thần lòng nhiệt thành hăng say của chính người dân nơi đất nước họ đang sinh sống.
Đời sống đức tin của họ vào Thiên Chúa là nhân chứng, là lời loan truyền tin mừng Chúa cho người khác.
Việc truyền giáo đi liền với việc sống hội nhập vào nếp sống văn hóa xã hội, nơi con người sinh sống.
Một chị phụ nữ người Phi Châu trong cuộc hội thảo bàn luận về việc truyền giáo đã có phát biểu ý kiến về kinh nghiệm của xứ đạo bên đó “Chúng tôi cử sai các anh chị em đến các làng mạc sống cho việc loan truyền tin mừng vào Chúa, không với các sách vở bích chương cắt nghĩa tuyên truyền quảng bá về đức tin. Nhưng là những gia đình sống thực hành tốt đời sống đức tin vào Thiên Chúa, để mọi người nhìn thấy thế nào là nếp sống Kitô giáo.”.
Ý kiến kinh nghiệm này sống động cùng cụ thể, như trong dân gian có ngạn ngữ khôn ngoan ”Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo!
Có câu chuyện thuật lại về đời sống của Thánh Phanxico thành Assisi: Thánh nhân và một thầy tu trẻ tuổi đã cùng nhau đi vào thành phố và rao giảng nơi đó. Họ đi rảo qua các con đường trong thành phố và nói chuyện với nhau về đời sống cộng đoàn, về nếp sống đức tin của mình. Sau đó hai người trở về tu viện, người tu sĩ trẻ nói với Thánh Phanxico trong thái độ hoảng hốt kinh ngạc: Thưa Thầy, dọc đường phố chúng ta đã quên không giảng giải gì cả!
Thánh Phanxicô mỉm cười đặt tay lên vai học trò nói: ”Này con, chúng ta đã trong suốt thời gian đã không làm gì khác đâu. Mọi người đã nhìn quan sát thầy trò chúng ta trò truyện, khuôn mặt chúng ta, cung cách chúng ta xử sự với nhau. Có những phần chúng ta nói chuyện với nhau họ cũng nghe thấy cả. Như thế chúng ta đã rao giảng rồi vậy. Ra đi đến với đời sống con người là rao giảng rồi...”
Lời chứng này nhắc nhớ đến hình ảnh Chúa Giêsu Kitô nói với các Tông Đồ trước khi về trời: ”Anh em sẽ là nhân chứng của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp cả miền Judê, Samaria và cho đến tận cùng trái đất. (Công vụ Tông đồ 1,8).
Làm chứng cho Chúa vượt qua mọi ranh giới hình thể thể địa lý đất nước châu lục vũ trụ.
Làm chứng cho Chúa vượt qua mọi ranh giới thời gian ngày giờ năm tháng, thế kỷ.
Làm chứng cho Chúa nơi con người ở mọi tầng lớp xã hội, mọi nền văn hóa, tập tục cùng hoàn cảnh đời sống cùng tâm lý của họ nữa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long