Nơi đền thờ Thánh Phero bên Vatican, thành Roma bên nước Ý, ngay nơi sân hai bên cạnh những bậc thềm vào đền thờ có hai pho tượng to lớn Thánh Phero và Thánh Phaolô bằng đá cẩm thạch. Hai pho tượng hai vị Thánh này nhắc nhớ đến hai khuôn mặt vĩ đại nhất trong lịch sử Hội Thánh Công giáo.

Hình ảnh hai khuôn mặt vĩ đại này trình bày hội Thánh Chúa như thế nào?

Hình ảnh hai khuôn mặt vĩ đại này biểu hiện sự khác biệt và sự đa dạng trong dòng lịch sử Hội Thánh Công giáo.

Thánh Phero được Chúa Giêsu kêu gọi là môn đệ trực tiếp theo Chúa ngay từ lúc đầu khi Chúa Giêsu đi ra giảng nước Thiên Chúa ở miền vùng Galilee. Trong hàng 12 Môn đệ đầu tiên Chúa Giêsu, Phero là vị môn đệ được xếp hạng thứ nhất.. Tên của Phero do chính Chúa Giêsu đặt cho mang ý nghĩa là “tảng đá”. Danh hiệu này báo trước sau này Hội Thánh Chúa ở trần gian được xây dựng trên nền tảng đá vững chắc kiên cố.

Phero là người đã tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống công khai trước Chúa Giêsu và anh em các môn đệ khác. (Mt 16,16).

Sau khi Chúa Giêsu chết trên thập giá, được mai táng trong mồ dưới lòng đất và đã chỗi dậy sống lại, Phero là một trong những nhân chứng đầu tiên ra thăm viếng ngôi mộ Chúa Giêsu, nhưng không còn nhìn thấy xác Chúa Giêsu nằm nơi đây nữa, mà Ngài đã chỗi dậy sống lại.

Thánh Phaolô là nhà thần học khoa đạo đức kinh thánh đầu tiên của Kitô giáo về giáo lý của Chúa Giêsu kitô. Những suy tư thần học này Ông đã viết lại trong các thư gửi cho các Giáo đoàn mà ông đã đến rao giảng giáo lý của Chúa, mà xưa nay trở thành kho tàng căn bản Giáo lý của Hội Thánh Chúa.

Phaolô là người đã mở đường từ nước Do Thái sang tận các đất nước bên vùng Âu Châu rao giảng thành lập các Giáo đoàn cho tin mừng nước Chúa Giêsu ở trần gian. Với công việc truyền giáo lan rộng trong khắp đế quốc Roma thời đó, Phaolo được mệnh danh là “Vị Tông đồ muôn dân”.

Vị Tông đồ này, tuy không thuộc vào hàng 12 vị Tông đồ trực tiếp với Chúa Giêsu, nhưng với việc ra đi truyền giáo cho muôn dân bên ngoài nước Do Thái, Ông như người bắc nhịp cầu vươn sang hội nhập vào nền văn hóa Roma Hylạp, và đặt nền móng căn bản cho đạo giáo văn minh Kitô giáo bên vùng các nước Âu Châu được biết đến cùng phát triển thịnh vượng.

Hai khuôn mặt, hai cột trụ kiên cố vĩ đại sáng ngời của Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô, nhưng hai khuôn mặt vĩ đại này cũng có lịch sử qúa khứ với bóng tối che lấp bao phủ.

Hai vị cũng có mặt yếu điểm khiếm khuyết và mặt sáng trong đời sống.

Như Phúc âm Chúa Giêsu thuật lại, lúc Chúa Giêsu, Thầy mình bị bắt thẩm vấn, Ông Phero đã ba lần chối bỏ Thầy mình: tôi không biết Người đó là ai, khi bị người ta hỏi.

Nhưng may mắn thay, Phero đã nghe tiếng gà gáy sáng nhớ lại lời Thầy mình đã tiên báo nói trước, ăn năn khóc lóc xin Chúa tha thứ cho tội chối bỏ Thầy Mình.

Sau khi Chúa sống lại Ngài đã hiện ra với các Tông đồ bên bờ hồ Galileo, dịp này Phero đã ba lần tuyên xưng: Con yêu mến Thầy, và được Chúa Giêsu trao cho quyền đứng đầu Hội Thánh Chúa ở trần gian.

Phaolô là người trước đó đã tìm mọi phương cách đi truy lùng bắt các tín hữu Chúa Kitô, ông muốn tiêu diệt không cho tin theo giáo lý của Chúa Giêsu Kitô.

Nhưng cú ngã ngựa trên đường đi Damaskus lùng bắt các tín hữu Chúa Kitô được Chúa Giêsu hiện ra soi sáng đã khiến Phaolô ăn năn hối cải trở lại thành vị Tông đồ nhiệt thành hăng say mang tin mừng Chúa Giêsu ra bên ngoài nước Do Thái cho mọi dân nước bên Âu Châu.

Hai khuôn mặt thánh vĩ đại của Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô đã sống trung thực với con người mình như Chúa tạo dựng nên mình.

Phero một người trực tính lại nhát gan chối bỏ Thầy mình. Nhưng lại là người sống tình cảm biết nhận tội lỗi ăn năn thống hối xin ơn tha thứ, cùng biểu lộ niềm tin tình cảm: Thưa Thầy, con yêu mến Thầy.

Phaolô một nhà trí thức, một người đem nhiệt huyết theo truyền thống Do Thái giáo phủ nhận cùng quyết bài trừ đức tin Kitô giáo của Chúa Giêsu Kitô. Biến cố ngã ngựa thành Damaskus với tiếng nói của Chúa Giêsu đã không chỉ ban cho Phaolô ơn kêu gọi trở thành Tông đồ Chúa Giêsu Kitô, nhưng còn là sự thức tỉnh khiến ông ăn năn thống hối trở về với đức tin vào Chúa Giêsu Kitô.

Nền trí thức và bầu nhiệt huyết của Phaolô đã trở nên dụng cụ của Chúa cho công cuộc truyền giáo lan rộng khắp vùng các đất nước Âu Châu. Và nhất là những suy tư thần học của Phalo là kho tàng về giáo lý trong Hội Thánh Kitô giáo xưa nay.

Tình yêu mến và lòng nhiệt thành hăng say là hai đức tính cá biệt nổi bật của hai khuôn mặt vĩ đại Phero và Phaolô trong Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô.

Lễ kính hai Thánh vĩ đại Phero và Phaolô
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Ðời tôi là một bài luận mà tôi để cho Chúa làm đoạn kết.
_____ _____

JSN Boot template designed by JoomlaShine.com

Today 323

Yesterday 546

Week 1833

Month 10286

All 309669

Currently are 87 guests and no members online

Kubik-Rubik Joomla! Extensions