Sau khi Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết, Ngài còn ở lại trần gian 40 ngày nữa, và sau đó như Kinh thánh thuật lại biến cố ngoạn mục “Chúa Giêsu Ktô được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa.” (Sách Tông đồ công vụ 1,9).
Vầng mây bao phủ ngăn cách tầm nhìn các Tông đồ lúc Chúa Giêsu Kitô trở về trời diễn tả hình ảnh gì?
Trên bầu trời có những vầng đám mây bay kéo lượn thành đường dài ngắn rộng khác nhau ngang dọc khắp nền trời nhẹ nhàng cùng không gây phát ra tiếng động nào. Có khi đám vầng mây trong sáng chiếu tỏa vẻ đẹp trong mát thanh bình, huyền ảo thoi vị. Nhưng có những khi nhuốm mầu xám đen chiếu tỏa sự đe doạ cơn mưa giông bão sắp xảy đến. Vầng đám mây bay lượn lơ lửng bên sườn, trên đỉnh núi cao tạo nên vẻ huyền bí nhiệm mầu.
Các nhà khoa học về khí tượng nhìn khảo sát diễn tiến vầng đám mây trên bầu trời đánh gía tiên đoán khí hậu mưa gío sẽ kéo xảy đến trên mặt đất.
Các nhà khoa học môn Kinh thánh nhìn khảo sát vầng mây trên bầu trời theo ý nghĩa thần học.
Theo lịch sử Kinh Thánh cựu ước ghi viết thuật lại vầng đám mây, đôi khi là vầng đám mây đặc biệt nhất định, đóng vai trò mối liên hệ tương quan giữa Thiên Chúa và con người.
Sau tận lụt đại hồng thủy, Thiên Chúa chúc lành cho gia đình Ông Noah và thiết lập giao ước trật tự mới.
“Ta gác cây cung của ta lên mây, và đó sẽ là dấu hiệu giao ước giữa Ta với cõi đất. Khi Ta cho mây kéo đến trên mặt đất và cây cung xuất hiện trong mây.” (Sáng thế ký 9,13-14).
Trong cuộc xuất hành của dân Israel trở về quê hương Do Thái từ nước Ai Cập, vầng cột mây là hình ảnh dấu hiệu của Gia Vê Thiên Chúa luôn hiện diện dẫn đường cho họ đi băng qua sa mạc thung lũng vùng núi non hiểm trở ban ngày lẫn ban đêm. (Sách Xuất Hành 13,21).
Và đôi khi vầng đám mây cũng được diễn tả hiểu là hình ảnh dấu chỉ của Giave Thiên Chúa, hay vầng đám mây kéo bao phủ lều có Hòm Bia giao ước. Khi dân Do Thái đạt mục tiêu đi về tới quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban cho, vầng cột mây dẫn đường biến mất.
Ngày khánh thành đền thờ Jerusalem kính thờ Giave Thiên Chúa, thời vua Salomon xây dựng thành công, vầng tầng mây kéo xuống bao phủ đền thờ thánh địa, như dấu chỉ Thiên Chúa ngự xuống căn nhà của Ngài.
Trong kinh thánh Tân ước, vầng tầng mây được nói đến ít hơn trong Kinh thánh Cựu ước.
Vầng tầng mây tuy thế cũng được diễn tả hiểu về Thiên Chúa, sự xuất hiện của Thiên Chúa, sự hiện diện gần gũi của Ngài.
Vầng tầng mây diễn tả trình bày quang cảnh cho bầu trời tỏ hiện rõ nét. Khi Chúa Giêsu Kitô nhận lãnh làn nước phép rửa ở bờ sông Jordan, tầng trời mở ra và Thánh Thần Thiên Chúa xuất hiện dưới dạng con chim bồ câu trên Chúa Giêsu Kitô.
Vầng mây được trình bày diễn tả là luồng ánh sáng chiếu tỏa như trong nơi phúc âm của Thánh Mattheo 17,5, Marcô 9,6 và Luca 9,34, tường thuật về biến cố Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor. Vầng mây là dấu hiệu sự hiện của Thiên Chúa.
Cũng vậy, biến cố Chúa Giêsu Kitô trở về trời có vầng đám mây xuất hiện quấn quyện đưa Chúa Giêsu lên trời cao và che khuất tầm nhìn các Tông đồ đang ngước mắt nhìn lên trời cao theo dõi. (Tông đồ công vụ 1,9). Quang cảnh này diễn tả, nơi nào vầng mây xuất hiện, nơi đó có Thiên Chúa vĩnh cửu hiện diện và cũng là nơi Chúa Giêsu Kitô sau quãng đời 33 năm trên trần gian trở về với Thiên Chúa hằng hữu.
Và trong tương lai ngày mai Chúa Giêsu Kitô cũng sẽ quay trở lại trong vầng đám mây trời, như Chúa Giêsu đã trả lời khẳng định.
“Chính ngài nói đó. Hơn nữa, tôi nói cho các ông hay: từ nay các ông sẽ thấy con người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến.” (Mt 26,64).
Nghệ thuật thời xa xưa hiểu tầng vầng mây trên nền trời là dấu chỉ sự hiện diện sức mạnh của Thiên Chúa.
Vầng mây chiếu tỏa ánh sáng trong biến cố Chúa Giêsu về trời, như trong Kinh Thánh thuật lại, loan truyền hình ảnh sứ điệp niềm hy vọng an ủi, như Chúa Giêsu Kitô đã nói với Tông đồ: Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long