Con người xưa nay khi gặp nguy hiểm, gặp tai nạn, rất mong cần được cứu giúp. Xưa nay vẫn hằng luôn có những hội đoàn, những cá nhân hy sinh dấn thân làm công việc bác ái tình người này.
Và chính phủ các quốc gia đặt xếp chương trình cứu giúp trong đời sống xã hội lên hàng quốc sách ưu tiên về lòng nhân đạo cùng có tính cách bắt buộc nữa, nhất là khi con người vướng mắc vào hoàn cảnh nguy hiểm khốn khó bị đe dọa.
Ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm, Chúa Giêsu xuống trần gian rao giảng giáo lý lòng nhân đạo bác ái ơn cứu giúp cho đời sống tinh thần linh hồn con người.
Vậy Ngài dùng hình ảnh gì để diễn tả sứ điệp tin mừng này?
Kinh Thánh nơi các sách phúc âm viết thuật lại những lời rao giảng của Chúa Giêsu về cung cách sống cứu giúp chính mình và người khác cho được lãnh nhận ơn cứu độ phần linh hồn. Một trong những đối tượng Chúa Giêsu thường nói tới là các trẻ em:
“Nếu người nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn.” (Mc 9,42)
Ngày nay trong đời sống xã hội con người nói chung, nhất là vai trò trẻ em, người trẻ được tôn trọng có chỗ đứng quan trọng và tiếng nói của họ có kí lô sức mạnh được chú ý lắng nghe ngày càng nhiều.
Thứ sáu ngày 20.08.2018 cô bé Greta Thunberg, sinh năm 2003 là công dân nước Thụy Điển, cảm nhận nhìn ra nguy cơ môi trường sinh sống trên trái đất đang gặp nguy cơ bị tàn phá hủy hại do độ nóng đang dần lên cao. Nên cô bé Thunberg đã một mình ra ngồi trước tòa nhà Quốc Hội nước Thụy Điển với bảng biểu ngữ „Skolstrejk för klimatet – Bãi học để cứu nguy khí hậu“.
Hành động biểu tình với lời kêu gọi bãi học để cứu nguy bảo vệ môi trường thiên nhiên của cô bé Thunberg đã nhanh chóng lan rộng kéo sự chú ý của mọi người trên khắp thế giới. Nó gợi ý tưởng cho các người trẻ lứa tuổi học sinh như cô Thunberg tập họp thành phong trào cứ vào ngày thứ sáu hằng tuần bãi học kéo nhau đi biểu tình ngoài đường phố với khẩu hiệu: Bãi học để cứu nguy khí hậu môi trường.
Cô bé Thunberg và các bạn trẻ lứa tuổi học sinh với phong trào bãi học ngày thứ Sáu muốn nói lên tiếng báo động hãy cứu nguy khí hậu cùng muốn mọi người chú ý cùng tích cực hành động để trái đất, ngôi nhà sinh sống của nhân loại không bị tàn phá vì đang bị nóng lên.
Ngày 15.05.1919 nữ giáo sư Eglantynne Jebb người Anh quốc, bị tòa án ở London kết án tù 11 ngày và phải nộp phạt 05 Pfund tiền Anh quốc. Vì vị nữ giáo sư đã đi phân phát những tờ truyền đơn kêu gọi giúp đỡ mà không được phép. Trên tờ truyền đơn in hình một em bé người Áo gầy gò ốm yếu thiếu dinh dưỡng trầm trọng.
Nhưng trong giờ nghỉ giữa phiên án xử, chính vị thẩm phán hôm đó đã đóng góp tặng 05 Pfund cho các trẻ em bên Berlin và bên Wien thủ đô nước Áo.
Từ đó “Save the children Fund” sau biến thành “Save the children – Cứu giúp các trẻ em” thành hình được thành lập. Các người phụ nữ mong muốn cứu giúp các trẻ em bao nhiêu có thể giúp thoát khỏi cảnh nghèo đói thiếu dinh dưỡng cùng ngăn chặn nguy cơ tử vong nơi các trẻ em do hậu qủa của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) gây ra kinh hoàng cho con người. Từ đó hằng có những ống lon kêu gọi quyên góp tiền giúp đỡ các trẻ em trên đường phố các nước xã hội bên Âu Châu.
Ngày nay hội trợ giúp “Save the children“ có mặt trụ sở trên 120 quốc gia đất nước ở khắp thế giới. Hội từ thiện này đã cứu giúp không biết bao nhiêu trẻ em cần sự cứu giúp trên thế giới. Một đóng góp cứu giúp nhân đạo to lớn cho nhân loại!
S O S: Save our ship – save our soul = Xin Cứu giúp con thuyền chúng tôi – Xin Cứu giúp linh hồn sự sống chúng tôi!
Ba mẫu tự SOS chúng ta ngày nay đọc thấy nơi những cột dựng khắp nơi có số điện thoại cứu giúp trong lúc gặp nguy cơ khốn khó khắp nơi hay nơi bên hông các xe cứu thương.
Dòng chữ SOS đầu tiên vào ngày 10.06.1909 được phát truyền đi từ con tầu chở hành khách RMS Slovania, khi con tầu đang di chuyển ngoài khơi đại dương gặp tai nạn vì thân tầu bị vỡ.
Từ đó không biết bao nhiêu người qua tín hiệu SOS này được cứu giúp cho thoát khỏi những nguy cơ đắm tầu thuyền trên đại dương sông nước cho không bị chết đuối, và cũng trên cả đường xe cùng nơi sa mạc hoang vu, cùng nơi núi rừng rậm thung lũng hiểm trở khắp nơi trên thế giới.
Chúa Giêu Kitô muốn qua lời giảng dạy cảnh báo nghiêm trọng cứu giúp con người, nhất là các trẻ em, các trẻ em gái là những người bị thiệt thòi nhiều trong xã hội ngày xưa thời Chúa Giêsu cách đây hơn hai ngàn năm. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã có lời dạy quyết liệt bênh vực giúp đỡ đứng về phía các trẻ em.
Lời giảng dạy cảnh giác của Chúa Giêsu truyền đi sứ điệp mang âm điệu mãnh liệt tàn bạo cứng rắn. Có thể Chúa Giêsu muốn người ta chú ý đến sự quan trọng của vấn đề kính trọng sự sống, cứu giúp bảo vệ trẻ em. Không người nào, không trẻ em nào phải chịu cảnh thiệt thòi đau khổ, phải chịu sự nguy hiểm khốn khó.
Sứ mệnh của Chúa đến trần gian để loan truyền tin mừng bình an bác ái cứu giúp con người, các trẻ em hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long